Chuẩn Onvif là gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Chuẩn Onvif

Chuẩn Onvif  là gì? Những điều gì bạn chưa biết về chuẩn Onvif?

Ngành công nghiệp an ninh giám sát đã tạo ra một giao thức gọi là Onvif cho phép các camera giao tiếp với nhau và với các thiết bị ghi hình qua mạng.

Đây là một trong những thuật ngữ mà chúng ta được nghe nhiều khi nói về một số dòng camera quan sát hiện nay. Nó đóng một vai trò rất quan trọng giúp điều khiển các thiết bị an ninh giám sát kết nối bằng IP. Tuy nhiên chuẩn Onvif là gì? Camera Onvif là gì? Cách thức hoạt động ra sao? Sử dụng nó có lợi ích như thế nào? Mời các bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Bạn hiểu thế nào là chuẩn Onvif?

Trước hết chúng ta sẽ đi tìm hiểu về định nghĩa chuẩn Onvif là gì? Tiêu chuẩn ấy được sáng lập bởi ai?

Onvif là tên viết tắt đầy đủ của cụm từ Open Network Video Interface Forum, đây là tiêu chuẩn kết nối để các thiết bị phần mềm an ninh IP như camera IP để giao tiếp với nhau.

Onvif là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2008 bởi các công ty truyền thông lớn như Sony, Bosch, Axis nhằm giúp các sản xuất, nhà tư vấn , người dùng hướng đến 1 chuẩn giao thức IP nhất định.

Nguyên lý hoạt động của chuẩn Onvif

Thông thường các thiết bị an ninh IP như camera IP được sản xuất từ các linh kiện, thành phần không giống nhau, tuy nhiên, bằng cách sử dụng cùng một giao thức kết nối, các thiết bị sẽ cùng nhận được một tín hiệu lệnh giống nhau để thực hiện một số hoạt động đơn giản như ghi hình, xoay ngang dọc…

Phần đa thì những tín hiệu này đã được các nhà sản xuất test kỹ càng và đạt chuẩn trước khi đưa vào sử dụng.

Lợi ích của việc sử dụng giao thức Onvif 

Tăng khả năng tương tác: các sản phẩm giám sát an ninh từ các nhà sản xuất khác nhau có thể sử dụng trong cùng một hệ thống, giống như việc “tương tác cùng một ngôn ngữ”.

Tăng tính linh hoạt: Nhà tích hợp tư vấn hay người dùng cuối đều có thể đưa ra những giải pháp lựa chọn về sản phẩm tương thích mà không lo ngại về vấn đề độc quyền công nghệ

Giảm thiểu chi phí: Nhờ tiêu chuẩn được thiết lập, các nhà cung cấp cũng sẽ giảm được chi phí đầu tư, sản xuất và người dùng cuối cũng giảm chi phí đầu tư mua thiết bị camera phù hợp.

Nâng cao chất lượng sử dụng: Việc sử dụng chuẩn Onvif giúp các thiết bị hoạt động ổn định, tương thích với nhiều thiết bị khác nhau, nâng cao hiệu suất sử dụng lâu bền về tương lai.

Nên chọn camera IP chuẩn Onvif. Vì sao?

Việc các nhà sản xuất sáng tạo ra chuẩn Onvif cũng nhằm mục đích mang đến sự thuận tiện nhất cho người dùng, giảm bớt công sức, đơn giản hóa cách sử dụng mà vẫn mang lại hiệu suất cao nhất. Chính vì vậy, việc bạn lựa chọn camera IP chuẩn Onvif cũng sẽ giúp bạn mang đến nhiều lợi ích như sau:

♦ Giúp bạn kết nối với camera IP một cách dễ dàng

♦ Nhờ Onvif bạn có thể tận dụng ưu điểm của camera IP wifi, vừa kết hợp được ưu điểm của camera IP dùng đầu ghi

♦ Kiểm soát được hình ảnh ở phạm vi rộng hơn

♦ Chất lượng hình ảnh, âm thanh ghi lại trên camera IP rõ nét, sống động

♦ Nâng cao tính bảo mật, bảo vệ dữ liệu hình ảnh và video hiệu quả

♦ Dễ dàng cài đặt và sử dụng mà không mất nhiều thời gian hay rườm rà qua nhiều bước

♦ Giúp camera giám sát IP hoạt động ổn định hơn.

Bằng những lợi ích, ưu điểm mà giao thức kết nối Onvif mang lại, chúng tôi cũng mong muốn các bạn cân nhắc và tìm hiểu kỹ hơn về dòng camera IP để có thể giúp mình chọn mua được camera an ninh hoạt động tốt, đảm bảo an toàn và bảo mật cao trong quá trình theo dõi, giám sát khu vực mà bạn muốn lắp đặt.

Một số nhược điểm đáng lưu ý khi sử dụng chuẩn Onvif

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm đáng ghi nhận, thế nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, bất cứ tiêu chuẩn nào cũng sẽ có phần nhược điểm của nó. Điển hình khi bạn sử dụng chuẩn kết nối Onvif cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Onvif không hỗ trợ khả năng ghi hình ảnh siêu nét, cao cấp
  • Onvif không hỗ trợ định dạng nén video H.265
  • Không có chính sách bảo vệ trước nhà sản xuất không phải là thành viên
  • Vẫn ghi nhận nhiều trường hợp một số thiết bị bị mất kết nối khi sử dụng giao thức này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *